Tags:

xuất khẩu thủy sản

Hơn 3 năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Các giải pháp này, không chỉ nhằm gỡ “thẻ vàng” thủy sản của Ủy ban châu Âu - EC mà còn hướng đến phát triển ngành thủy sản bền vững của tỉnh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chỉ ra 5 vấn đề nổi cộm mà ngành thủy sản Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới.

Nhờ CPTPP, đầu năm 2021, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada tăng mạnh, trong đó nổi bật là thủy sản và càphê, dù dịch bệnh COVID-19 phức tạp.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0-4,0%/năm, cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ngăn dịch bệnh, vượt rào phi thuế quan.

Xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chiến lược của Việt Nam sang nhiều quốc gia bật tăng mạnh trong 3 tháng qua khi dịch bệnh COVID-19 vẫn phức tạp.

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan, nửa đầu tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 326,3 triệu USD, lũy kế XK thúy sản từ đầu năm đến giữa tháng 3/2021 đạt 1,327 tỷ USD. Ước tính xuất khẩu thủy sản tháng 3 đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ, theo đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I/2021 ước đạt 1,64 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị đang và tiếp tục làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền các nước để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Năm 2020, trong khi dịch Covid khiến cho XK thủy sản của Việt Nam sang đa số các thị trường lớn bị sụt giảm, thì XK sang một số nước CPTPP như Australia và Canada lại ghi nhận mức tăng trưởng dương: XK sang Australia tăng 9%, sang Canada tăng 14%.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều loại nông sản của Quảng Ninh bị tồn đọng, nhất là mặt hàng thủy sản. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến chính là định hướng đúng đắn, không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn giúp ngành Nông nghiệp thích nghi với tình hình mới.

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 6,6% trong tháng 1/2020, lên 7% trong tháng 1/2021. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản.

Để đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đài Loan (TQ) tăng mạnh từ những tháng đầu năm: Tăng gần 66% về lượng và tăng 62,3% về kim ngạch.

Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng tốc mạnh từ tháng 3/2021 do các doanh nghiệp đã có sự quyết tâm và chuẩn bị kỹ từ nguồn cung tới sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong năm 2021.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 410 triệu USD, giảm trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù kết quả chung trong tháng 2 giảm nhưng nhiều công ty xuất khẩu vẫn có doanh số cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2021, do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 410 triệu USD. Tuy nhiên, thực tế, XK đang có chiều hướng hồi phục vì giá trị XK sang nhiều thị trường vẫn tăng mạnh và nhiều công ty xuất khẩu vẫn có doanh số cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Trung Quốc đang có những dự báo khác nhau về sản lượng cá rô phi của nước này trong ngắn hạn. Những người nuôi cá ở tỉnh Quảng Đông dự đoán sản lượng sẽ giảm do thời tiết lạnh giá nghiêm trọng, trong khi đó, các nhà chế biến và một số chuyên gia lạc quan hơn khi nhu cầu phục hồi.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng 23,4% trong tháng 1/2021 đạt 606 triệu USD, với những tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng…và XK sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Mexico, Đài Loan, Brazil, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2 giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2020 ước đạt trên 405 triệu USD. Mức tăng trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian sản xuất, khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 2/2020. Như vậy, lũy kế đến hết tháng 2/2021, XK thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2%.

(vasep.com.vn) Theo các nhà tham luận trong hội thảo online mới nhất của Undercurrent News về ngành tôm, sản xuất tôm năm nay ở Ấn Độ đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Sản lượng sản xuất của nước này giảm từ 800.000 tấn xuống còn khoảng 640.000 tấn vào năm 2020, do ngành này phải chịu những hạn chế về coronavirus, các vấn đề lao động, sự thiếu hụt tôm bố mẹ chất lượng cao và dịch bệnh lan rộng.

(vasep.com.vn) Trong 10 tháng đầu năm 2020, các nước EU (bao gồm cả Anh) đã nhập khẩu 629.000 tấn tôm đông lạnh, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019.

(vasep.com.vn) Các chuyên gia tham gia về Diễn đàn: "Triển vọng về sản lượng và giá cả tôm nuôi trong bối cảnh đại dịch bình thường mới hiện nay” cho biết, Indonesia và Việt Nam đang được coi là những quốc gia sản xuất tôm nuôi chủ lực trong những năm tới.